9 Bước để giúp cún sin con chỉ với các bước sau!
1
Mang chó đi khám. Nếu dự kiến chó sẽ mang thai, bạn nên mang nó đến phòng khám thú y để kiểm tra trước khi tiến hành gây giống. Sau đó, mang chó đi khám lần nữa vào khoảng ngày thứ 30 trong thai kỳ.[1] Nếu chó mang thai ngoài dự kiến, hãy mang nó đến bác sỹ thú y ngay khi vừa phát hiện.
- Nếu dự định gây giống chó, chúng tôi khuyến cáo bạn nên đợi đến lúc chó cái được 24 tháng tuổi trở lên. Khi đó, chó mới đủ trưởng thành để những bệnh lý liên quan trở nên rõ ràng.
- Một số loài chó thường mắc những căn bệnh do di truyền như vấn đề về răng, trật xương bánh chè, loạn sản khớp háng, dị tật về xương sống, dị ứng, bệnh lý về tim mạch và/hoặc những tình trạng bệnh lý khác. Bạn phải xem xét những tình trạng sức khỏe quan trọng này trước khi tiến hành nhân giống cho chó.
2
Thận trọng trong việc cho chó đang mang thai dùng thuốc hoặc vắc-xin. Trừ khi có sự chỉ định trực tiếp từ bác sỹ thú y, nếu không, bạn không nên cho chó dùng những loại thuốc men không an toàn đối với thai. Bạn cũng không nên tự ý tiêm vắc-xin cho chó.[2]
- Chó của bạn cần được tiêm vắc-xin trước khi mang thai để có thể truyền kháng thể cho chó con. Nếu không, đừng tiêm vắc-xin cho chó trong thai kỳ vì một số vắc-xin có thể không tốt cho quá trình phát triển của phôi thai.
- Nếu áp dụng các biện pháp kiểm soát bọ chét, bạn cần đảm bảo sử dụng một sản phẩm an toàn cho chó đang mang thai.
- Chắc rằng chó của bạn được xổ giun đều đặn. Chó mẹ chưa được xổ giun có thể truyền các loại giun tròn, giun móc hay ký sinh trùng sống trong tim/mạch máu sang cho chó con.
3
Hiểu biết về chu trình bình thường của thai kỳ. Thời gian thai nghén trung bình ở chó là khoảng từ 58 đến 68 ngày. Cố gắng xác định chính xác thời điểm thụ thai để bạn có thể dự tính được thời gian chó sinh con.
- Vào ngày thứ 45 của thai kỳ, bác sỹ thú y có thể dùng tia X để dò số lượng cún con trong lứa.
- Ngoài ra, bạn có thể để ý hành vi làm ổ và xu hướng lẩn trốn hay ẩn dật của chó mẹ; điều này là bình thường và đáng để mong đợi.
4
Trao đổi với bác sỹ thú y về chế độ dinh dưỡng. Hầu hết chó mẹ nếu không tăng cân khi mang thai thì cần được cho ăn thức ăn của cún con trong suốt một phần ba đến nửa cuối thai kỳ.
- Thức ăn cho cún thường chứa nhiều calo hơn so với thức ăn dành cho chó trưởng thành, đây là hàm lượng dinh dưỡng mà chó mẹ cần để chuyển hóa cho phôi thai.
- Không bổ sung thêm can-xi cho chó mẹ trừ khi bác sỹ thú y chỉ định. Sốt sữa (sản giật) là triệu chứng thường gặp ở những giống chó nhỏ vài tuần sau trong lúc sinh. Tình trạng này dễ xảy ra hơn nếu chó mẹ hấp thu một lượng can-xi vượt mức trong thai kỳ.
5
Yêu cầu bác sỹ thú y chụp X-quang để xem chó con. Bác sỹ sẽ đếm được lượng chó con trong lứa khi chụp X-quang từ ngày thứ 45 trở đi của thai kỳ.
- Nếu chó của bạn thuộc giống chó chăn cừu Đức hay chó Labrador, lứa cún xấp xỉ 10 con là bình thường.
- Nếu chó của bạn thuộc giống chó nhỏ như Chihuahua hay Shih Tzu, 3 hoặc 4 chó con trong một lứa được xem là nhiều.
- Nếu bác sỹ thú y chỉ thấy từ một đến hai chú cún thì có thể xảy ra vấn đề khi sinh. Lượng chó con ít có nghĩa là cún sẽ phát triển to hơn và có thể trở nên quá cỡ để đi qua ống dẫn sinh một cách bình thường. Trong những trường hợp này, sinh mổ là lựa chọn phù hợp nhất.
- Mặc dù sinh mổ có thể tốn kém hơn, nhưng vẫn rẻ hơn so với một ca sinh mổ khẩn cấp. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước.
6
Thu xếp ổ cho chó. Khoảng một tuần trước khi chó sinh, bạn cần chuẩn bị một chiếc thùng đẻ ở khu vực yên tĩnh, riêng tư, nơi chó có thể vào và sinh nở.
- Giúp chó mẹ cảm thấy thoải mái bằng cách đặt chiếc hộp ấm áp ở một nơi cách xa những vật nuôi khác.
- Một chiếc hộp hay thau tắm em bé được lót bằng khăn cũ sạch hay chăn sẽ rất tốt.
7
Thu xếp nơi ở cho bầy chó con. Ngay khi biết chó đã có thai, cho dù là trong dự tính hay ngoài dự tính, bạn vẫn phải chuẩn bị gia đình mới cho lũ cún con sắp sửa chào đời.
- Nếu không tìm được mái nhà mới cho tất cả chó con, bạn nên chuẩn bị giữ chúng lại cho đến khi tìm được nhà cho chúng. Hàng ngàn con chó phải chen chúc nhau nương náu ở “trại mồ côi” chó mèo cũng vì những người chủ vô tâm gây giống chó của mình mà không hỗ trợ để chó con có gia đình mới. Bạn đừng góp phần vào tình trạng đó.
- Chuẩn bị chung sống với bầy chó con ít nhất 8 tuần trước khi cho chúng rời đi đến gia đình mới. Tại một số vùng nhất định như tiểu bang California ở Mỹ, hành vi bỏ rơi một chú chó con nhỏ hơn 8 tuần tuổi bị xem là phạm pháp.
- Để đảm bảo tương lai tốt đẹp cho bầy cún, bạn nên tiến hành một quy trình tuyển chọn và đặt ra những câu hỏi về mối quan tâm của các bên nhận nuôi. Việc nhận một khoản tiền vừa phải cho mỗi chú cún là một ý hay. Điều này nhằm đảm bảo sự quan tâm của các gia đình là nghiêm túc và họ sẽ cam kết nhận nuôi chó con.
8
Mua sẵn sữa bột dành cho chó con. Cún mới sinh cần được cho ăn cách 2-4 giờ một lần. Chuẩn bị sẵn sữa bột phòng trường hợp chó con không bú được.
- Bạn có thể mua sữa bột dành cho cún ở hầu hết các cửa hàng vật nuôi.
9
Cách ly chó mẹ trong thời gian ba tuần trước ngày sinh dự tính. Nhằm bảo vệ chó mẹ và bầy con khỏi bệnh tật hay dịch bệnh (ví dụ như Herpes, bệnh gây loạn sản ở chó), bạn nên tách riêng chó mẹ khỏi những con chó khác trong ba tuần cuối thai kỳ.[3]
- Một điều rất đáng cân nhắc nữa là giữ chó mẹ xa khỏi những con chó khác trong ba tuần kế tiếp sau sinh
———————————————————————
Bệnh viện thú Y Helios Bắc Ninh – #Your_Pets_Our_Family
Địa chỉ:81 Đỗ Trọng Vỹ, P.Ninh Xá, Bắc Ninh
ĐT:0839016363 – 0949448668
Website: https://benhvienthuybacninh.vn/
———————————————————————
Điểm đến tin cậy cho thú cưng của mọi nhà
• Khám thú y tổng quát – Điều trị nội,ngoại trú
• Siêu âm, X quang thú y
• Tiêm phòng vaccine chó mèo
• Xét nghiệm máu, xét nghiệm da
• Phẫu thuật chỉnh hình
• Cắt tỉa, Tắm, Làm đẹp cho thú cưng
• Trông giữ chó mèo, lưu trú chó mèo tại Bắc Ninh
#benhvienthuybacninh #bệnh_viện_thú_y_bắc_ninh #bệnhviệnthúybắcninh #thú_y_helios #thuyhelios #phụ_kiện_chó_mèo_bắc_ninh #phukienchomeobacninh #phu_kien_cho_meo_bac_ninh #phụkiệnchómèobắcninh #81DoTrongVy #81Đỗ_Trọng_Vỹ #GroomingBắcNinh #VetclinicBacNinh #AnimalHospitalBacNinh