8 Bước để chữa đau bụng cho cún chỉ với các bước sau!
1
Ngưng cho chó ăn. Nếu hệ tiêu hóa của chó gặp vấn đề, bạn nên để dạ dày của chúng được nghỉ ngơi. Khi bạn cho chó ăn, dạ dày và ruột của chó buộc phải sản xuất dịch
tiêu hóa để xử lý thức ăn. Dịch tiêu hóa sẽ khiến tình trạng viêm hoặc đau nhức thêm trầm trọng, bệnh tình vì thế sẽ trở nên tồi tệ hơn.
- Ngưng cho chó ăn trong 24 giờ.
- Nên đưa chó đi khám bác sĩ thú y nếu vẫn biểu hiện triệu chứng đau bụng.
2
Cho chó uống nước mát và sạch. Theo dõi chó uống nước. Trong vòng 24 tiếng, nếu chó uống ít hơn bình thường và vẫn có vẻ khó chịu, hãy đưa chó đi khám bác sĩ thú y. Bạn cũng nên lưu ý nếu chó khát thường xuyên. Một số con chó sẽ có xu hướng uống rất nhiều nước mỗi khi bị ốm. Chó sẽ nôn ra nếu uống một lúc một bát nước đầy.
- Nếu chó nôn nước ra, bạn nên chia nước thành phần nhỏ và cho chó uống cách 30 phút một lần.
- Nếu chó nặng dưới 10 kg, cứ cách 30 phút bạn hãy cho chó uống nửa cốc nước nhỏ (cốc đựng trứng). Nếu chó nặng hơn 10 kg, bạn cho chó uống khoảng nửa tách nước (cỡ bằng tách uống trà)cách 30 phút một lần.
- Nếu sau 2-3 tiếng chó không bị nôn nữa, bạn có thể cho chó uống nhiều nước như bình thường.
- Đưa chó đến bác sĩ thú y nếu vẫn tiếp tục nôn dù bạn đã hạn chế lượng nước uống.
3
Từ từ cho chó ăn lại như bình thường. Nếu sau 24 giờ không ăn gì, chó có vẻ đã hồi phục và muốn ăn, bạn có thể cho chó ăn nhạt trong 24 giờ tiếp theo. Cho chó ăn thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu hóa như ức gà, thịt thỏ, gà tây hoặc cá tuyết. Bạn có thể kết hợp thịt với mì ống trắng, gạo hoặc khoai tây luộc nghiền (không cho chó ăn sản phẩm từ sữa).
- Không cho chó ăn thực phẩm có ‘hương vị gà’. Thực phẩm này chứa ít thịt gà và không thể thay thế thịt gà thật.[1]
- Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về thực phẩm nên cho chó ăn để giúp chó mau hồi phục. Bác sĩ có thể khuyến nghị 2 chế độ ăn Hills ID hoặc Purina EN.
4
Ban đầu nên cho chó ăn ít. Để thăm dò dạ dày của chó, bữa đầu tiên sau 24 giờ nhịn ăn chỉ nên bằng 1/4 lượng thức ăn bình thường. Ăn ít giúp hệ tiêu hóa của chó dễ chịu hơn. Cách này giúp bạn dễ dàng kiểm tra tình trạng phục hồi của chó hơn.
- Nếu sau 24 giờ nhịn đói mà chó vẫn không chịu ăn hoặc ăn ít, bạn nên đưa chó đi khám.
5
Vuốt ve chó. Mỗi khi bị ốm, sự quan tâm cùng những cử chỉ âu yếm sẽ giúp người bệnh mau phục hồi. Vì vậy, bạn nên ngồi yên cùng chú chó và nói với chó bằng giọng dịu dàng và trấn an. Xoa đầu và vuốt ve dọc theo sống lưng chó.
- Không xoa bóp dạ dày của chó. Chó không thể nói cho bạn biết là bạn đang giúp nó đỡ hơn hay ngày càng tệ đi. Nếu nhấn phải một vị trí đặc biệt nhạy cảm, bạn sẽ khiến chó bất ngờ đau nhói và quay sang cắn bạn.
6
Giữ ấm cho chó. Một số con chó sẽ cảm thấy khỏe hơn nhờ liệu pháp nhiệt. Nếu chó run rẩy, bạn có thể dùng chai nước nóng quấn trong khăn để lăn lên cơ thể chó. Cần đảm bảo rằng nếu cảm thấy không thoải mái (ví dụ như quá nóng), chó có thể tự né tránh. Không ép buộc và nên để chúng tự cảm nhận có muốn tiếp tục dùng liệu pháp nhiệt hay không.
7
Liên hệ với bác sĩ thú y khi cần thiết. Nếu chó chỉ hơi khó chịu và vẫn còn khỏe mạnh, bạn chỉ cần theo dõi và thực hiện các bước trên để giúp chó dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y nếu chó xuất hiện các dấu hiệu đáng ngại sau:
- Nôn không được. Cố nôn nhưng không nôn ra được gì chứng tỏ chó đang bị xoắn dạ dày. Liên hệ với bác sĩ thú y ngay trong trường hợp khẩn cấp
- Nôn liên tục hơn 4 tiếng
- Nôn và không giữ được nước trong dạ dày. Dấu hiệu này chứng tỏ chó có nguy cơ bị mất nước. Bạn cần liên hệ với bác sĩ thú ý để chó được truyền dịch nếu cần thiết.
- Chậm chạp và thiếu năng lượng
- Không ăn trong hơn 24 giờ
- Tiêu chảy (không có máu) trong hơn 24 giờ
- Tiêu chảy có máu
- Tăng mức độ khó chịu, chẳng hạn như rên rỉ
8
Cho chó uống thuốc điều trị nôn mửa. Nếu chó thường xuyên đau bụng có nguyên nhân (chẳng hạn như do trải qua hóa trị hoặc bị bệnh thận), bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc điều trị.
- Maropitant (Cerenia) là thuốc thường được kê đơn cho chó đã qua hóa trị.[2] Cho chó uống một lần mỗi ngày. Thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Liều uống là 2 mg/kg cân nặng của chó. Ví dụ 1 con chó Labrador
nặng trung bình sẽ phải uống 60 mg thuốc một lần mỗi ngày.
———————————————————————
Bệnh viện thú Y Helios Bắc Ninh – #Your_Pets_Our_Family Địa chỉ:81 Đỗ Trọng Vỹ, P.Ninh Xá, Bắc Ninh ĐT:0839016363 – 0949448668 Website: https://benhvienthuybacninh.vn/
———————————————————————
Điểm đến tin cậy cho thú cưng của mọi nhà • Khám thú y tổng quát – Điều trị nội,ngoại trú • Siêu âm, X quang thú y • Tiêm phòng vaccine chó mèo • Xét nghiệm máu, xét nghiệm da • Phẫu thuật chỉnh hình • Cắt tỉa, Tắm, Làm đẹp cho thú cưng • Trông giữ chó mèo, lưu trú chó mèo tại Bắc Ninh #benhvienthuybacninh #bệnh_viện_thú_y_bắc_ninh #bệnhviệnthúybắcninh #thú_y_helios #thuyhelios #phụ_kiện_chó_mèo_bắc_ninh #phukienchomeobacninh #phu_kien_cho_meo_bac_ninh #phụkiệnchómèobắcninh #81DoTrongVy #81Đỗ_Trọng_Vỹ #GroomingBắcNinh #VetclinicBacNinh #AnimalHospitalBacNinh