7 Bước để điều trị vết thương ở bàn chân cún chỉ với các bước sau!
1
Rửa vết thương. Nhẹ nhàng rửa bàn chân chó dưới vòi nước ấm hoặc đổ nước âm ấm vào xô sạch cho chó ngâm chân vào. Ngâm như vậy là để loại bỏ sạn đất có thể kẹt trong bàn chân chó. Nếu cần, bạn có thể dùng nhíp để gắp các mẩu vụn ra.[9]
2
Cầm máu. Nếu bàn chân chó tiếp tục chảy máu sau khi đã lấy hết các mảnh vụn và rửa vết thương, bạn hãy dùng gạc hoặc mảnh vải sạch ép nhẹ lên vết thương để cầm máu.[10] Nếu bạn không cầm được máu sau 5 phút ép liên tục, hãy đem chó đế bác sĩ thú y.
- Cho chó nằm xuống và nâng bàn chân bị thương lên cao để giúp máu chảy chậm lại.
3
Pha loãng dung dịch sát trùng. Bạn sẽ cần dùng thuốc sát trùng như povidone-iodine (ví dụ như Betadine, Pyodine và Wokadine) để tiêu diệt vi trùng xung quanh vết thương. Tuy nhiên, dung dịch sát trùng đậm đặc có thể làm bỏng bàn chân chó. Bạn cần pha loãng 1 phần dung dịch povidone-iodine với 10 phần nước ấm. Dung dịch sẽ có màu như nước trà loãng sau khi pha với nước.[11]
4
Bôi dung dịch sát trùng. Sau khi rửa sạch máu và các mảnh vụn và vết thương đã sạch, bạn sẽ dốc một ít dung dịch povidone-iodine pha loãng vào viên bông gòn và bôi lên bàn chân bị thương của chó. Chờ một lúc cho khô.
5
Thoa thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương. Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh dành cho người như bacitracin (Neosporin) hoặc thuốc bào chế cho chó (Vetericyn). Thuốc mỡ kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và vẫn an toàn nếu chó liếm vết thương.[12]
6
Che vết thương bằng miếng gạc thấm hút. Lớp dưới cùng tiếp xúc với vết thương cần phải vô trùng và không dính. Miếng gạc cũng phải đủ rộng để phủ kín vết thương. Một số nhãn hiệu tốt là Telfa và Medtronic. Bạn có thể mua sản phẩm này ở hầu hết các hiệu thuốc và các cửa hàng vật tư y tế.
7
Quấn bàn chân bị thương của chó và bảo vệ cho nó không tổn thương thêm. Nhẹ nhàng quấn bàn chân chó và gạc bằng băng y tế tự dính có thiết kế cho động vật (chẳng hạn như Vertrap, Pet-Flex, hoặc Pet Wrap). Để phần ngón chân của chó bên ngoài và quấn bàn chân chó lên đến khớp cổ chân. Các móng chân sẽ gần như chạm vào nhau. Nếu các móng chân toẽ ra hoặc nếu bàn chân chó có vẻ lạnh thì có lẽ bạn đã băng quá chặt và sẽ phải tháo ra băng lại.[13]
- Bước này không chỉ ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng mà còn tạo lớp đệm êm cho bàn chân chó.
- Nhớ đừng ép chặt đến mức cản trở máu lưu thông. Băng phải đủ chặt để không bị tuột nhưng phải đủ lỏng sao cho bạn có thể luồn 2 ngón tay vào dưới băng. Băng quá chặt sẽ cắt đứt dòng máu lưu thông đến bàn chân chó, thậm chí có thể gây hoại tử chi. Hãy gọi cho bác sĩ thú y nếu bạn lo ngại là băng quá chặt.
———————————————————————
Bệnh viện thú Y Helios Bắc Ninh – #Your_Pets_Our_Family Địa chỉ:81 Đỗ Trọng Vỹ, P.Ninh Xá, Bắc Ninh ĐT:0839016363 – 0949448668 Website: https://benhvienthuybacninh.vn/
———————————————————————
Điểm đến tin cậy cho thú cưng của mọi nhà • Khám thú y tổng quát – Điều trị nội,ngoại trú • Siêu âm, X quang thú y • Tiêm phòng vaccine chó mèo • Xét nghiệm máu, xét nghiệm da • Phẫu thuật chỉnh hình • Cắt tỉa, Tắm, Làm đẹp cho thú cưng • Trông giữ chó mèo, lưu trú chó mèo tại Bắc Ninh #benhvienthuybacninh #bệnh_viện_thú_y_bắc_ninh #bệnhviệnthúybắcninh #thú_y_helios #thuyhelios #phụ_kiện_chó_mèo_bắc_ninh #phukienchomeobacninh #phu_kien_cho_meo_bac_ninh #phụkiệnchómèobắcninh #81DoTrongVy #81Đỗ_Trọng_Vỹ #GroomingBắcNinh #VetclinicBacNinh #AnimalHospitalBacNinh